Triều Tiên Lịch_sử_Triều_Tiên

Năm 1392, một vị tướng Triều Tiên là Lee Seonggye (Lý Thành Quế) được cử tới Trung Quốc trong chiến dịch chống lại nhà Minh, nhưng thay vì thực hiện sứ mệnh, ông đã quay lại để lật đổ vị vua Cao Ly và thành lập một triều đại mới. Ông đặt tên cho nó là Triều đại Triều Tiên để vinh danh Cổ Triều Tiên trước đó (chữ "Cổ" về sau được thêm vào để phân biệt). Vua Thái Tổ dời thủ đô tới Hanseong (Hán Thành) (tên chính thức là Hanyang (Hán Dương) - Seoul ngày nay) và xây dựng Gyeongbokgung (Cảnh Phúc cung). Năm 1394 ông đưa Khổng giáo trở thành tôn giáo chính thức của đất nước, dẫn tới sự suy giảm quyền lực và của cải của phe Phật giáo. Nhà Triều Tiên có nhiều tiến bộ trong khoa học và văn hoá: đáng chú ý nhất là bảng chữ cái Hangul do Thế Tông phát minh năm 1443. Triều đại Triều Tiên được cho là triều đại thực sự nắm quyền lâu nhất tại Đông Á trong thiên niên kỷ qua. Các vua triều đại này họ .

Kinh tế

Joseon duy trì được một nền kinh tế ổn định trong những thời kỳ hòa bình. Sau khi triều đình Triều Tiên được thành lập và hoàn thiện, kinh tế cũng bắt đầu khởi sắc. Buổi đầu thời Triều Tiên, kinh tế ổn định, đặc biệt dưới thời cai trị của vua Thế Tông, Tuy nhiên, kinh tế đã bị trì trệ sau cuộc xâm lược 1592-1598 của Nhật Bản và tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, thuế má nặng nề.

Tôn ti xã hội

Nhà Triều Tiên đã thành lập một hệ thống tầng lớp xã hội rất chặt chẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Vua là người ở trên đỉnh hệ thống, còn các "lưỡng ban" (yangban) và các vị quan trong triều cùng các tướng lĩnh ở dưới ông. Lưỡng ban là những học giả có uy tín trong Triều đại Joseon. Tầng lớp trung lưu gồm một số thương nhân và thợ thủ công. Đa số người trong xã hội thuộc tầng lớp thấp hơn như nông dân và tầng lớp thấp nhất là những người nô lệ không phải trả bất kỳ khoản thuế nào cho chính phủ. Có thời điểm, nô lệ chiếm tới 30% dân số.

Ngoại xâm

Joseon đã phải đương đầu với hai cuộc xâm lược của Nhật Bản từ 1592 tới 1598 (Chiến tranh Imjin). Cuộc xung đột này khiến Đô đốc Yi Sun-sin (Lý Thuấn Thuần) trở nên nổi bật, và cũng là lần đầu các tàu rùahwacha được đưa vào sử dụng trong quân đội Triều tiên. Sau này, có thêm các cuộc xâm lược khác từ Mãn Châu năm 1627 (xem Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ nhất của Mãn Châu) và một lần nữa năm 1636 (xem Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu), sau những cuộc xâm lược này, nhà Triều Tiên đã công nhận tính pháp lý của Đế chế Thanh. Thương mại với người Nhật Bản được mở tại Busan, và các sứ thần đã được cử tới Edo tại Nhật Bản. Người châu Âu không được phép buôn bán tại các cảng Triều Tiên cho tới tận những năm 1880.

Thế kỷ XIX

Trong thế kỷ XIX, Triều Tiên tìm cách kiểm soát các ảnh hưởng từ bên ngoài thông qua việc đóng cửa các biên giới với tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc. Năm 1853 chiếc USS South America, một tàu chiến Mỹ, đã tới thăm Phủ Sơn trong 10 ngày và có những tiếp xúc thân thiện với các vị quan chức địa phương Triều Tiên. Nhiều người Mỹ từng bị đắm tàu dạt vào Triều Tiên vào các năm 1855 và 1865 cũng được đối xử tốt, sau đó họ đều được gửi sang Trung Quốc để hồi hương. Triều đình Triều Tiên cai trị Triều Tiên, biết rõ những cuộc xâm lược và những hiệp ước liên quan tới nhà Thanh, cũng như Những cuộc chiến tranh nha phiến, và áp dụng một chính sách thận trọng với những thay đổi chậm chạp với phương tây. Năm 1866 Vụ việc Tướng Sherman khiến Triều Tiên và Hoa Kỳ rơi vào tình trạng đối đầu.

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Năm 1871, Hoa Kỳ xung đột với quân đội Triều Tiên, sau đó rút lui, người Triều Tiên gọi cuộc xung đột đó là Sinmiyangyo. Tới năm 1876, một đất nước Nhật Bản hiện đại nhanh chóng và đã có thể đương đầu thành công với Nhà Thanh trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), đã buộc Triều Tiên phải mở cửa các cảng biển. Năm 1895, người Nhật ám sát Hoàng hậu Minh Thành [22] người đang tìm cách lôi kéo sự giúp đỡ từ phía Nga, và người Nga đã buộc phải rút lui khỏi Triều Tiên.

Năm 1897, Joseon được đổi tên thành Đại Hàn đế quốc, và Cao Tông Đại Vương trở thành Cao Tông Hoàng đế. Tiếp đó là một giai đoạn ảnh hưởng của Nga, cho tới khi Nhật Bản đánh bại Nga trong cuộc Chiến tranh Nga Nhật (1904-1905). Triều Tiên thực tế đã thành một quốc gia bị bảo hộ của Nhật Bản ngày 25 tháng 7 năm 1907, Hiệp ước Bảo hộ 1905 đã được ban hành nhưng không có dấu triện của Hoàng đế Cao Tông như thông lệ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Triều_Tiên http://www.infobase.gov.cn/intro/fzlt/36.htm http://www.bartleby.com/67/160.html http://www.bookrags.com/history/worldhistory/yayoi... http://www.boston.com/news/nation/washington/artic... http://www.britannica.com/eb/article-9050797?query... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03... http://www.dbpia.com/view/ar_view.asp?arid=584717 http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3693/is_20... http://books.google.com/books?vid=ISBN1588113795&i... http://www.japan-guide.com/e/e2046.html